Đền Trung Chính

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: xahungtien@mynghean.vn

Địa chỉ: Xã Nam Lĩnh, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Trên đất xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có ngôi đền thờ Thái Phó Tân quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan. Ngài là một vị tướng “Tài ba, thao lược, sáng suốt, uy nghiêm, kỳ diệu”, có công lớn phò Lê Trung Hưng diệt tan tập đoàn phản động nhà Mạc đưa lại hạnh phúc thái bình cho nhân dân. Ngôi đền này được xây dựng theo chỉ dụ của vua Lê Thế Tông, sau khi Thái Phó Tấn Quốc Công bị giặc Mạc hãm hại năm 1576. Đền có quy mô to lớn gồm 3 tòa: Thượng Điện – Trung điện – Hạ điện, có tam quan đẹp. Trong đền có nhiều đồ tế khí có giá trị văn hóa cao. Đến thời nhà Nguyễn ngài liên tiếp được các Triều Vua: Thiên trị, Tự Đức, Thành Thái, Khải Định có 5 đạo sắc gia phong 5 lần đồng thời giao nhiệm vụ cho xã Yên Lạc (nay thuộc xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn) tiếp tục cẩn thờ phụng Ngài để Ngài phù hộ muôn dân trăm họ. Đền Trung Chính Yên Lạc Hiện nay, đền thờ còn thượng điện và hạ điện, còn trung điện do đại ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Trên đất xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có ngôi đền thờ Thái Phó Tân quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan. Ngài là một vị tướng “Tài ba, thao lược, sáng suốt, uy nghiêm, kỳ diệu”, có công lớn phò Lê Trung Hưng diệt tan tập đoàn phản động nhà Mạc đưa lại hạnh phúc thái bình cho nhân dân. Ngôi đền này được xây dựng theo chỉ dụ của vua Lê Thế Tông, sau khi Thái Phó Tấn Quốc Công bị giặc Mạc hãm hại năm 1576. Đền có quy mô to lớn gồm 3 tòa: Thượng Điện – Trung điện – Hạ điện, có tam quan đẹp. Trong đền có nhiều đồ tế khí có giá trị văn hóa cao. Đến thời nhà Nguyễn ngài liên tiếp được các Triều Vua: Thiên trị, Tự Đức, Thành Thái, Khải Định có 5 đạo sắc gia phong 5 lần đồng thời giao nhiệm vụ cho xã Yên Lạc (nay thuộc xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn) tiếp tục cẩn thờ phụng Ngài để Ngài phù hộ muôn dân trăm họ.

Đền Trung Chính Yên Lạc

Hiện nay, đền thờ còn thượng điện và hạ điện, còn trung điện do đại hình và chiến tranh đã bị hư hỏng cả. Thượng điện được xây dựng vào cuối thời vua Lê Trung Hưng, điện làm 3 gian bằng gỗ lim, lợp bằng ngói cũ, tường xây bằng đá ong theo hình dáng đền thời xưa. Ngoài hai bên tả, hữu có hổ phục, long triều. Trong cung điện bày la liệt đồ tế khí, trên là Thần chủ có đề Thần hiệu, tọa trên ngai vàng chói lọi sơn son, trên có bức hoành phi để 4 chữ lớn “ Anh linh vạn cổ”, dưới là hương án bày đồ ngũ sự. Giá trị nhất là cỗ kiệu hậu bành, bát công tám đầu rồng, sơn son thiếp vàng đỏ chói. Trước cửa điện treo bức biển đề ba chữ lớn: “Tối linh từ”.

                                                                            Sưu tầm và biên tâp: Theo hồ sơ công nhận di tích lịch sử

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí