Chùa Mưng (Vĩnh Phúc Tự)
Chùa Mưng (Vĩnh Phúc Tự)
Chùa Mưng (Vĩnh Phúc Tự)
Chùa Mưng (Vĩnh Phúc Tự)

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: chuamung@mynghean.vn

Địa chỉ: Xóm 3 Xã Nam Xuân, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Chùa Mưng (Vĩnh Phúc Tự)      Chùa Vĩnh Phúc toạ lạc bên dòng sông Đào thuộc xã Nam Xuân - Nam Đàn - Nghệ An  Trụ trì của chùa là Đại Đức Thích Thiện Tuệ. Chùa có từ thời nhà Lý (1138 -1139). Điểm độc đáo của chùa là trong khuôn viên của chùa có cây bồ đề hàng trăm năm tuổi. Cây bồ đề có đường kính khoảng hơn 3 mét, tán cao khoảng hơn 35 mét. Toàn bộ rễ cây bồ đề ôm trọn lăng mộ được xây bằng gạch của vị thiền sư Nguyễn Na. Dưới cây bồ đề hiện nay được nhà chùa tôn trí pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni an tọa trên đài sen. Bên cạnh là tấm bia giới thiệu về thiền sư Nguyễn Na. Ông là cháu đích tôn của ông Nguyễn Hiên – một Quận Công khai quốc công thần thời Lê Lợi, phò Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh; Sinh thời, ông rất thông minh và chăm chỉ đèn sách, lúc trưởng thành bị cha mẹ ép duyên, cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, hạnh phúc, ông bỏ nhà đi học đạo, ăn chạy niệm Phật và trụ ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Chùa Mưng (Vĩnh Phúc Tự)

     Chùa Vĩnh Phúc toạ lạc bên dòng sông Đào thuộc xã Nam Xuân - Nam Đàn - Nghệ An 
Trụ trì của chùa là Đại Đức Thích Thiện Tuệ. Chùa có từ thời nhà Lý (1138 -1139). Điểm độc đáo của chùa là trong khuôn viên của chùa có cây bồ đề hàng trăm năm tuổi. Cây bồ đề có đường kính khoảng hơn 3 mét, tán cao khoảng hơn 35 mét. Toàn bộ rễ cây bồ đề ôm trọn lăng mộ được xây bằng gạch của vị thiền sư Nguyễn Na. Dưới cây bồ đề hiện nay được nhà chùa tôn trí pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni an tọa trên đài sen. Bên cạnh là tấm bia giới thiệu về thiền sư Nguyễn Na. Ông là cháu đích tôn của ông Nguyễn Hiên – một Quận Công khai quốc công thần thời Lê Lợi, phò Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh; Sinh thời, ông rất thông minh và chăm chỉ đèn sách, lúc trưởng thành bị cha mẹ ép duyên, cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, hạnh phúc, ông bỏ nhà đi học đạo, ăn chạy niệm Phật và trụ trì tại chùa Vĩnh Phúc. Về sau, do có nhiều công đức, tiếng thơm khắp kinh thành Thăng Long, Nguyễn Na được được Vua Lê sắc chỉ là Hòa thượng Thiền sư, pháp hiệu là Pháp Tâm Như Lai. Sau một thời gian hành đạo, Ngài đã viên tịch tại chùa vào 06 - 4 Âm lịch (không rõ năm nào), các đệ tử an táng ngài trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc, ngôi tháp được tôn trí hiện còn tại chùa bên cạnh cây bồ đề. Theo thời gian, rễ cây phát triển đã ôm trọn phần lăng mộ của vị Thiền sư. Cây bồ đề có gốc lớn, rễ bám chằng chịt nên tạo ra nhiều hình thù kỳ lạ thú vị qua sự liên tưởng của các Phật tử, nhân dân và du khách đến tham quan, lễ bái tại chùa.

    Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm  lịch sử của đất nước, ngôi đền chỉ còn lại dấu tích xưa. Hiện nay Ngôi chùa đang trong quá trình xây dựng lại để các du khách thập phương đến cúng Phật có chỗ che nắng, che mưa. Nhà chùa cũng kêu gọi các phật tử trong và ngoài nước cùng phát tâm thỉnh nguyện cùng nhà chùa xây dựng chùa Vĩnh Phúc.

    Dự kiến công trình xây dựng xong có sức chứa hàng trăm người đến tu học, là không gian tâm linh phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và du lịch của du khách thập phương.

                                                                                                   

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí