Nhà thờ họ Hoàng Nghĩa
Nhà thờ họ Hoàng Nghĩa
Nhà thờ họ Hoàng Nghĩa

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: nhathohoangnghia@mynghean.vn

Địa chỉ: Xã Hùng Tiến, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Nhà thờ họ Hoàng Nghĩa, xóm Phúc Chỉ được xây dựng năm Bính Thìn (1796), niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 4. Lúc này, di tích thuộc giáp Phúc Chỉ, làng Nhân Hậu, xã Thịnh Lạc, tổng Nộn Liễu, huyện Nam Đường, phủ Anh Đô, trấn Nghĩa An. Theo sách “Bước đầu tìm hiểu lịch sử huyện Nam Đàn” do Quang Đạm chủ biên,“Gia phả họ Hoàng Nghĩa” do quan viên tử Hoàng Văn Châu biên soạn lại năm Bảo Đại thứ 7(1932), nội dung bia đá, bằng cấp và các tài liệu khác lưu tại nhà thờ họ Hoàng Nghĩa xóm Phúc Chỉ cho biết: Họ Hoàng Nghĩa có nguồn gốc ở xã Hoàng Vân, huyện Kim Động, tỉnh Sơn Nam (nay là thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên).Đến đời thứ 6 có Hồng Quốc công Hoàng Thế Kiều (1540-1587) làm Đô đốc tổng binh Nghệ An. Trong thời gian nhậm chức tại đây ông lấy vợ người xã Nghĩa Liệt và sinh ra Phú Quận Công Hoàng Nghĩa Lương (đời thứ 7) định cư tại vùng đất Hưng Nguyên.  Đến đời thứ 10 có ông Hoàng Mạnh di cư từ vùng Hưng Nguyên lên định cư ở ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Nhà thờ họ Hoàng Nghĩa, xóm Phúc Chỉ được xây dựng năm Bính Thìn (1796), niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 4. Lúc này, di tích thuộc giáp Phúc Chỉ, làng Nhân Hậu, xã Thịnh Lạc, tổng Nộn Liễu, huyện Nam Đường, phủ Anh Đô, trấn Nghĩa An.

Theo sách “Bước đầu tìm hiểu lịch sử huyện Nam Đàn” do Quang Đạm chủ biên,“Gia phả họ Hoàng Nghĩa” do quan viên tử Hoàng Văn Châu biên soạn lại năm Bảo Đại thứ 7(1932), nội dung bia đá, bằng cấp và các tài liệu khác lưu tại nhà thờ họ Hoàng Nghĩa xóm Phúc Chỉ cho biết: Họ Hoàng Nghĩa có nguồn gốc ở xã Hoàng Vân, huyện Kim Động, tỉnh Sơn Nam (nay là thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên).Đến đời thứ 6 có Hồng Quốc công Hoàng Thế Kiều (1540-1587) làm Đô đốc tổng binh Nghệ An. Trong thời gian nhậm chức tại đây ông lấy vợ người xã Nghĩa Liệt và sinh ra Phú Quận Công Hoàng Nghĩa Lương (đời thứ 7) định cư tại vùng đất Hưng Nguyên.  Đến đời thứ 10 có ông Hoàng Mạnh di cư từ vùng Hưng Nguyên lên định cư ở thôn Hoàng Trù, xã Chung Cự, huyện Nam Đàn (hiện nay nhà thờ ở Hoàng Trù được gọi là nhà thờ đại tôn của vùng Nam Đàn). Đến đời thứ 15, ông Hoàng Thế Viêm (1708 - 1770) di cư từ Hoàng Trù đến vùng Phúc Chỉ xã Thịnh Lạc sinh sống và hình thành nên dòng họ Hoàng Nghĩa xóm Phúc Chỉ ngày nay.

 Họ Hoàng Nghĩa là một dòng họ trâm anh thế phiệt đã sinh ra nhiều người con trung nghĩa, kiệt xuất, có công với dân với nước. Cho đến nay, trong họ Hoàng Nghĩa vẫn còn truyền tụng những câu thơ ca ngợi dòng dõi con cháu dòng họ như sau:

 

Họ Hoàng 18 quận công

Em về Hoàng Nghĩa cho đáng con ông cháu bà.

Đặc biệt con gái họ Hoàng Nghĩa là những người phụ nữ thông minh, sắc sảo, đức hạnh, nết na chịu thương chịu khó, khiêm nhường, vị tha và có đức hy sinh cao cả cho chồng, cho con. Trong đó có người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng người con ưu tú, vĩ nhân kiệt xuất, vị lãnh tụ của đất nước Việt Nam ở thể kỷ XX như: bà Hoàng Thị Loan thân mẫu của chủ tịch Hồ Chí Minh.  Đúng như lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng ca ngợi bà Hoàng Thị Loan: “Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cụ - người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã mang lại vinh quang cho đất nước Việt Nam, người mà mọi người Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác sẽ mãi mãi ghi ơn !" 

Cũng như Họ Hoàng Nghĩa trên địa bàn tỉnh Nghệ An, họ Hoàng Nghĩa xóm Phúc Chỉ cũng có nhiều người học hành đậu đạt, được bổ làm quan có công với dân với nước như: Hoàng Thế Viêm, Hoàng Đa Trợ, Hoàng Đình Trác, …

 

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí