Đền Nhà Bà (Thờ Ngọc Hân Công Chúa)
Đền Nhà Bà (Thờ Ngọc Hân Công Chúa)

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: dennhaba@mynghean.vn

Địa chỉ: Xóm 3 Xã Nam Xuân, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Đền nhà bà    Đền thờ Ngọc Hân công chúa (1770-1799) hay Bắc Cung hoàng hậu, là một nhân vật lịch sử nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời thế kỷ 18. Bà là công chúa nhà Hậu Lê, sau trở thành hoàng hậu nhà Tây Sơn với tư cách là vợ thứ của Quang Trung hoàng đế Nguyễn Huệ.      Năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến Lê Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh thành hôn cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi và đã có chính thất là Phạm Thị Liên. Vài ngày sau, Lê Hiển Tông băng hà, triều đình rơi vào vấn đề chọn người kế vị. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập Hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của Cựu thái tử Lê Duy Vỹ lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đền nhà bà

   Đền thờ Ngọc Hân công chúa (1770-1799) hay Bắc Cung hoàng hậu, là một nhân vật lịch sử nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời thế kỷ 18. Bà là công chúa nhà Hậu Lê, sau trở thành hoàng hậu nhà Tây Sơn với tư cách là vợ thứ của Quang Trung hoàng đế Nguyễn Huệ.

     Năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến Lê Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh thành hôn cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi và đã có chính thất là Phạm Thị Liên.

Vài ngày sau, Lê Hiển Tông băng hà, triều đình rơi vào vấn đề chọn người kế vị. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập Hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của Cựu thái tử Lê Duy Vỹ lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.

Năm Chiêu Thống thứ 2 (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu do chính thất Phạm thị đã được phong làm Trung Cung hoàng hậu. Năm sau (1789), sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung hoàng hậu.

    Tương truyền rằng ngày xưa tại vùng đất này địa danh Bàu Nón có cá rô rất ngon, thịt béo mà lại thơm nên thường xuyên phải đưa đi cống tiến cho triều đình rất cực khổ và vất vả. Thương dân lành bà chỉ cách nuôi cá rô bằng phân trâu, phân bò tuy cá béo, hình thức đẹp mắt nhưng ăn không ngon nên sau này người dân Bàu Nón được miễn cung tiến. Tưởng nhớ công ơn của bà, khi bà mất người dân vùng này lập đền thờ và nhang khói cho đến ngày nay.

                                                                                

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí