Đền làng Cường Kỵ
Đền làng Cường Kỵ

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: cuongkytemple@mynghean.vn

Địa chỉ: Xã Hùng Tiến, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Làng Cường Kỵ ( Xã Hùng Tiến – Huyện Nam Đàn – Tỉnh Nghệ An) Ngôi Làng nhỏ bao quanh bởi cánh đồng lúa xanh bạt ngàn. Ngôi làng này gắn với sự tích Đền thờ Đại Tướng Quân Nguyễn Đắc Đài. Sau này gọi là Đền làng Cường Kỵ. Tướng quân Nguyễn Đắc Đài, nguyên quán ở làng Đống Thượng, sau thuộc xã Trung Mưu, tổng Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên (Nay là xóm 1,2 xã Hưng Tiến huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), dời lên sống ở làng Ngọc Đình, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam  Đường (nay là xóm Sơn 1, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Vào nửa đầu thế kỷ XIV, triều vua Trần Hiển Tông (1324 - 1341) nước ta bị giặc Bồn Man quấy phá. Vua xuống chiếu chiêu tập anh tài ra giúp nước. Nguyễn Đắc Đài hăng hái phụng chiếu tới kinh đô Thăng Long sung vào quân ngũ và lập nhiều chiến công xuất sắc được nhà vua phong là Hoa Lâm Tướng quân, sau đổi thành Xuân Lâm Tướng quân, được xếp là một trong 10  tướng giỏi của đất nước  thời  nhà Trần.  Về sau, những người con cháu trong ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Làng Cường Kỵ ( Xã Hùng Tiến – Huyện Nam Đàn – Tỉnh Nghệ An) Ngôi Làng nhỏ bao quanh bởi cánh đồng lúa xanh bạt ngàn. Ngôi làng này gắn với sự tích Đền thờ Đại Tướng Quân Nguyễn Đắc Đài. Sau này gọi là Đền làng Cường Kỵ.

Tướng quân Nguyễn Đắc Đài, nguyên quán ở làng Đống Thượng, sau thuộc xã Trung Mưu, tổng Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên (Nay là xóm 1,2 xã Hưng Tiến huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), dời lên sống ở làng Ngọc Đình, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam  Đường (nay là xóm Sơn 1, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Vào nửa đầu thế kỷ XIV, triều vua Trần Hiển Tông (1324 - 1341) nước ta bị giặc Bồn Man quấy phá. Vua xuống chiếu chiêu tập anh tài ra giúp nước. Nguyễn Đắc Đài hăng hái phụng chiếu tới kinh đô Thăng Long sung vào quân ngũ và lập nhiều chiến công xuất sắc được nhà vua phong là Hoa Lâm Tướng quân, sau đổi thành Xuân Lâm Tướng quân, được xếp là một trong 10  tướng giỏi của đất nước  thời  nhà Trần.

 Về sau, những người con cháu trong làng vẫn luôn giữ gìn nét truyền thống của cha ông để lại. Một mặt, họ muốn cầu khấn để những mong ước của mình được sự giúp đỡ. Mặt khác, họ muốn tưởng nhớ đến người đã có công với làng đó được gọi là Thành Hoàng. Sau 1978 lãnh đạo địa phương quyết định cho dỡ đền làng Cường Kị để làm khu chợ của xã sau đó do bão lụt nên ngôi đền bị trôi mất. khi ngôi chùa bị di dời và thất lạc thì không ai khác những người dân trong làng đã tự tu dựng lại nó nhờ chi phí tích góp được của cả làng. Ông Nguyễn Đình Phương, nhà giáo về hưu kể với chúng tôi rằng: “ Ngôi chùa này do nhân dân làng Cường Kỵ lập nên để thờ Đại Tướng Nguyễn Đắc Đài, người có công lớn đối với làng. Trước Cách Mạng tháng 8 thì đền thờ là nơi hội họp của các chi bộ Đảng 1930-1931. Sau những năm 60-70 do phong trào đổi mới cho nên đền làng bị phá đi nay chỉ còn mỗi cái đền thượng”. 
Để ngôi đền trở về nguyên bản của nó, những người già trong làng đang tiếp tục vận động tiền để tu dựng lại ngôi đền để người dân có nơi thờ phụng đúng nghĩa. Một ngôi đền vừa có đền thượng, đền hạ và đền trung. Theo quan niệm của người xưa khi lập Đình, Chùa, Miếu, Phủ người ta thường lựa chọn vị trí đắc địa là nơi đất cao ráo “rồng chầu, phượng múa”. Vì vậy nếu nhìn tổng quan thì ngôi đền nằm ở vị trí đầu rồng theo hướng Đông Nam, hai ao nước ở hai bên tượng trưng cho hai mắt rồng cho nên đây được xem là nơi đất thiêng. 
Làng Cường Kỵ gồm có 4 thôn, lấy trung tâm của đền để đặt tên cho 4 thôn đó: Đông Lĩnh, Bắc Lĩnh, Tây Sơn và Nam Thắng. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ làng Cường Kỵ có tên tuổi rất lớn, hoạt động cách mạng rất lớn. Vùng đất nhỏ nằm sâu trong con đường đất gập ghềnh thế nhưng nơi đây lại nổi danh với tinh thần hiếu học, là nơi sinh ra và lớn lên của các bậc thánh tài. Làng có 3 Đảng viên 1930-1931, 24 Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, 23 liệt sĩ.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí