Đền Giáp Cả
Đền Giáp Cả
Đền Giáp Cả

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: dengiapca@mynghean.vn

Địa chỉ: Xã Xuân Lâm, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Đền Giáp Cả: Điểm đến không chỉ của người dân xứ Nghệ Nằm cạnh tuyến đường du lịch ven sông Lam, đền Giáp Cả (Xóm 13, xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn) là địa chỉ quen thuộc của đông đảo nhân dân và du khách gần xa. Theo sử cũ và các bậc cao niên ở địa phương cho biết: xã Xuân Lâm trước đây có 5 ngôi đền. Đền Giáp Cả là ngôi đền có quy mô lớn nhất lại nằm ở vị trí trung tâm của làng nên hàng năm cứ "xuân thu nhị kỳ" các giáp trong làng đều mở đám rước ở các đền về đền Giáp Cả để tế lễ. Chính vì vậy nên nhân dân địa phương gọi là Đền Giáp Cả. Đền được xây dựng cách ngày nay trên 300 năm, tọa lạc trên một khu đất rộng trên 1.000m2, được bao bọc bởi hàng rào vôi vữa kết hợp với cây xanh. Đền là một công trình kiến trúc đẹp, bề thế, bố cục ba nhà trúc theo kiểu chữ nhị có chuôi vồ, bao gồm: Hạ điện, trung điện và Thượng điện kết hợp với một số kiến trúc khác như: Cổng sân ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đền Giáp Cả: Điểm đến không chỉ của người dân xứ Nghệ
Nằm cạnh tuyến đường du lịch ven sông Lam, đền Giáp Cả (Xóm 13, xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn) là địa chỉ quen thuộc của đông đảo nhân dân và du khách gần xa. Theo sử cũ và các bậc cao niên ở địa phương cho biết: xã Xuân Lâm trước đây có 5 ngôi đền.
Đền Giáp Cả là ngôi đền có quy mô lớn nhất lại nằm ở vị trí trung tâm của làng nên hàng năm cứ "xuân thu nhị kỳ" các giáp trong làng đều mở đám rước ở các đền về đền Giáp Cả để tế lễ. Chính vì vậy nên nhân dân địa phương gọi là Đền Giáp Cả. Đền được xây dựng cách ngày nay trên 300 năm, tọa lạc trên một khu đất rộng trên 1.000m2, được bao bọc bởi hàng rào vôi vữa kết hợp với cây xanh. Đền là một công trình kiến trúc đẹp, bề thế, bố cục ba nhà trúc theo kiểu chữ nhị có chuôi vồ, bao gồm: Hạ điện, trung điện và Thượng điện kết hợp với một số kiến trúc khác như: Cổng sân lộ thiên, nhà thiêu hương, bể cạn,...tạo thành một quần thể di tích hoàn chỉnh. Hạ điện có mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật, có diện tích: 59,67m2 (10,2m x 5,85m). Đây vừa là nơi tập trung chuẩn bị trước khi hành lễ, cũng là nơi dâng hương thờ phụng. Phía sau Hạ điện được chia làm 2 lối đi ra Trung điện, phía trên có trang trí các xuyên hoa cao 2,2m. Trung điện bề thế, được làm bằng gỗ lim với hệ thống cột nối kết vì kèo, xà, hạ bằng kỹ thuật lắp ghép mộng truyền thống. Nhà có diện tích 49,7m2, (8,65m x 5,75m), nhà kết cấu theo kiểu nhà tứ trụ gồm 3 gian 2 hồi, mái lợp ngói âm dương, các bờ nóc, bờ giải đều đắp nổi các con vật trong bộ tứ linh. Kết cấu bộ khung của Trung điện làm hoàn toàn bằng gỗ lim, các bộ vì liên kết với nhau bằng hệ thống xà, kẻ, thượng lương tạo thành một bộ khung nhà vững chắc. Phía sau Trung điện là Thượng điện được làm theo kiểu nhà tứ trụ, có kết cấu vì kèo theo kiểu chồng rường, với phương thức trốn 2 cột cái tạo cho không gian nhà được rộng rãi hơn. Nhà có diện tích xây dựng 19,53m2, dài 4,65m, rộng 4,2m, gồm 1 gian 2 vì, mặt trước thông với Trung điện và ngăn cách bởi một thanh xà ngưỡng có độ cao 60cm (không có cửa), 3 mặt xung quanh xây tường bao, mái lợp ngói âm dương, bờ nóc thẳng. Thượng điện là nơi thờ chính của đền Giáp Cả, hệ thống thờ tự ở đây bố trí sắp xếp theo chiều dọc. Đền Giáp Cả là một ngôi đền lớn của xã Xuân Lâm, cũng là nơi tập trung các đồ tế từ các di tích khác trong giai đoạn thực hiện tiêu thổ kháng chiến (1946). Trải qua thời gian với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, thiên tai, lũ lụt, các hiện vật trong di tích có nhiều biến đổi… 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí