Nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc
Nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc
Nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc
Nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc
Nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc
Nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: (0238). 3825.107

Thời gian tham quan tại một điểm: 30 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: kdtkimlien@gmail.com

Địa chỉ: Xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Nam Đàn

NHÀ CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC 1. Tên di tích: Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc -  Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thời niên thiếu ở Làng Sen. 2. Loại công trình: Lưu niệm danh nhân 3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa 4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số: 993-QĐ-Bộ văn hóa- thông tin thể thao và du lịch ngày 28/09/1990 5. Địa chỉ: Làng sen 3, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 6. Tóm lược thông tin về di tích        Làng Sen, một làng quê bình dị như bao làng quê Việt Nam khác, quê chung của mọi người dân đất Việt. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống cùng gia đình 5 năm thời niên thiếu(1901-1906) và cũng là nơi vinh dự được đón Người về thăm ngày16/6/1957 và ngày 9/12/1961.           Khoa thi hội Tân Sửu năm 1901 ông Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng. Nhân dân Làng Sen lần đầu tiên vinh dự có người đỗ đại khoa, đã họp bàn quyết định xuất quỹ công của làng sang tận xã Xuân La mua ngôi nhà gỗ 5 gian lợp tranh dựng ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

NHÀ CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC

 
1. Tên di tích: Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc -  Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thời niên thiếu ở Làng Sen.
2. Loại công trình: Lưu niệm danh nhân
3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số: 993-QĐ-Bộ văn hóa- thông tin thể thao và du lịch ngày 28/09/1990
 

 
5. Địa chỉ: Làng sen 3, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
6. Tóm lược thông tin về di tích
       Làng Sen, một làng quê bình dị như bao làng quê Việt Nam khác, quê chung của mọi người dân đất Việt. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống cùng gia đình 5 năm thời niên thiếu(1901-1906) và cũng là nơi vinh dự được đón Người về thăm ngày16/6/1957 và ngày 9/12/1961.
          Khoa thi hội Tân Sửu năm 1901 ông Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng. Nhân dân Làng Sen lần đầu tiên vinh dự có người đỗ đại khoa, đã họp bàn quyết định xuất quỹ công của làng sang tận xã Xuân La mua ngôi nhà gỗ 5 gian lợp tranh dựng trên mảnh đất công rộng 4 sào 14 thước Trung bộ ( khoảng 2500 m2 ) mừng ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Người anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Thuyết cũng dỡ ba gian của nhà mình sang làm nhà ngang để mừng em công thành danh toại. Cây cối trong vườn do bà con đem đến trồng. Theo phong tục xưa “ Vinh quy bái tổ ” Ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con tạm biệt mảnh đất Hoàng Trù ân nghĩa trở về sinh sống tại Làng Sen.
        Chính vì vậy, năm 1957 ngày về thăm quê Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với mọi người rằng: “Đây là nhà ông phó bảng”.
            Về sinh sống ở Làng Sen gia đình chỉ có 4 người: Ông Nguyễn Sinh Sắc, cô Nguyễn Thị Thanh, cậu Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung ( tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Bà Hoàng Thị Loan đã mất tại Huế. Nguyễn Sinh Xin người con thứ tư của gia đình không còn nữa.
         Ngôi nhà do làng làm cho gồm 5 gian, đồ đạc trong nhà giản dị, được bài trí đẹp mắt, tiện lợi. 
         Hai gian nhà ngoài gia đình làm nơi thờ tự và tiếp khách. Bàn thờ bà Hoàng Thị Loan được lập ở gian thứ hai, bàn thờ lúc này được làm bằng gỗ, có chân, phía trên trải chiếu hoa rất đẹp. Cạnh bàn thờ ông phó bảng dựng tấm biển “ Ân tứ ninh gia” (ơn ban cho gia đình tốt). “ Xưa nhà Bác nghèo, bàn thờ chỉ làm bằng tre, không có chân mà chỉ dùng hai miếng gỗ đóng gá vào hai bên cột đỡ bàn thờ, liếp bằng nứa, trên trải chiếu mộc, đồ thờ trên bàn thờ cũng chỉ là gỗ mộc”. Lời nhắc của Người ngày về thăm quê là cơ sở để chúng ta khôi phục lại bàn thờ. 
         Gian thứ ba là nơi nghỉ của cô Nguyễn Thị Thanh ( chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh). Cô Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1884
         Hai gian nhà còn lại là nơi nghỉ của ba cha con và nơi sinh hoạt của gia đình. Bộ phản gỗ ở gian thứ tư gần của sổ là nơi nghỉ của ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mỗi lần đọc sách ông thường gối đầu gần cửa sổ đón ánh nắng phía ngoài vào. Ngay cạnh phản gỗ là nơi để sách của gia đình. Bên chiếc án thư ở gian thứ tư ông Nguyễn Sinh Sắc đã dạy các con từng câu văn nghĩa chữ. Cũng tại đây trong sinh hoạt thường ngày, ông vẫn cho cô con gái nấu nước chè xanh mời bà con làng xóm cùng uống ( Sinh hoạt này vẫn được duy trì ở Kim Liên ). Bên bát nước chè xanh mọi người bàn luận, trao đổi vui vẻ về cuộc sống đời thường và xã hội làm cho tình làng nghĩa xóm thêm đằm thắm. Gian thứ năm đặt bộ phản gỗ là nơi nghỉ của Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung. Hai người cách nhau vài tuổi, học cùng một lớp nên tình cảm anh em rất đỗi thân thiết, việc học hành vui chơi, ăn, ngủ luôn gắn bó với nhau. Bận việc nước sau hơn 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh mới về thăm quê lần đầu. Nhận ra bộ phản gỗ ngày xưa nơi chứng kiến biết bao kỉ niệm vui buồn của hai anh em vần còn, Người vô cùng xúc động và hỏi bà con đi cùng: “ Bộ phản hình như ngắn đi phải không? ” Năm 1906 ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế, ông đã cho ông Nguyễn Sinh Quế ( người bà con trong họ ) bộ phản này. Mùa đông đốt lửa sưởi ấm, gia đình đó đã làm cháy tấm phản ngoài cùng nên đã cưa luôn 3 tấm phản kia cho bằng nhau. Bộ phản có ngắn so với trước.
       Tài sản của gia đình có chiếc rương gỗ (hòm gỗ) nơi đựng lương thực. Chiếc tủ hai ngăn, món quà người dân Làng Sen mừng ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ngăn tủ phía trên có bộ chén uống rượu, chiếc thau đồng rửa mặt. Ngăn tủ phía dưới là bát đĩa ăn cơm, phía trên tủ có chiếc đèn đĩa thắp bằng dầu thực vật, chiếc mâm gỗ gia đình dùng để tiếp khách quý. Thường ngày gia đình ăn cơm ở chiếc mươn tre (bàn ăn) tại nhà ngang. Đây là nơi sinh hoạt của gia đình.
        Ngôi nhà của ông phó bảng nhiều lần trở thành nơi gặp gỡ của các nhà nho trong vùng. Như ông Phan Bội Châu (người bạn tâm đắc nhất của ông Nguyễn Sinh Sắc), cụ Vương Thúc Quý, cụ Đặng Thái Thân, cụ Đặng Nguyên Cán…   Mỗi lần có khách đến chơi, bộ phản gỗ ở gian thứ nhất là nơi tiếp khách của gia đình.  
         Di tích Làng Sen nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bó với gia đình trong khoảng thời gian 5 năm thời niên thiếu, nơi góp phần hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, ý chí giải phóng dân tộc và cũng là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm trong hai lần Người về thăm quê ngày 16/ 6/ 1957 và 9/ 12/ 1961.

Nguồn: http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/NHA-CU-PHO-BANG-NGUYEN-SINH-SAC-a1094.html

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí