Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Số điện thoại:
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH
Email: nhaluuniemPBC@mynghean.vn
Địa chỉ: Thị trấn Nam Đàn, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An
Phan Bội Châu tên húy là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, sinh ngày 26/12/1867 trong một gia đình hàn nho, thuộc làng Sa Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; là nhà văn hóa lớn và là người tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Trong đêm trường nô lệ đen tối, trên hành trình đi tìm đường cứu nước với gần ba mươi năm hoạt động gian lao vất vả, bước chân Phan Bội Châu đã trải qua nhiều địa danh: khi tỉnh Quảng, lúc Hoan Đồn, khi Tuyên Quang, Đông Kinh, Thần Hộ, Thượng Hải, Quế Việt, khi ở Nhật Bản, khi ở Trung Quốc, lúc lại về Thái Lan… Các phong trào yêu nước do Cụ Phan phát động như Duy Tân hội, Đông Du, Việt Nam Quang phục hội, Việt Nam Quốc dân đảng... luôn được các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, họ xem Phan Bội Châu như thần tượng, lý tưởng để phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Ngày 30/6/1925, Phan Bội Châu bị Thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải (Trung Quốc) giải về nước, đem xử ở tòa Đề hình Hà Nội, rồi đưa về an trí ở Huế. Sáng ngày 29/10/1940 (tức ngày 29 tháng Chín năm Canh Thìn), Cụ trút hơi thở cuối cùng tại căn nhà tranh ở dốc Bến Ngự (Huế).
Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu tại Nam Đàn là nơi gắn bó với cuộc đời Phan Bội Châu từ khi cất tiếng khóc chào đời, cho đến lúc ra đi hoạt động tìm đường cứu nước. Nhà Cụ Phan Bội Châu từng là nơi hội tụ “anh hùng bốn phương” - là những văn thân, sĩ phu yêu nước, dư đảng Cần Vương, khách lục lâm vong mạng nghĩa hiệp... ở khắp mọi nơi cùng nhau luận bàn việc nước. Trong số đó có Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những ngày còn thơ ấu theo cha đến thăm Cụ Phan, được nghe các bậc cha chú luận bàn việc nước, đã góp phần hình thành tư tưởng cứu nước, thương dân trong con người Hồ Chí Minh. Những năm hoạt động ở trong và ngoài nước cho đến khi bị bắt và đưa về giam lỏng ở Huế, Cụ Phan đã mấy lần về thăm quê hương và gia đình. Lần cuối cùng Cụ về thăm nhà là xuân năm Bính Dần - 1926.
Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Các công trình được bố trí hài hòa, kiến trúc phù hợp, tạo thành một thể thống nhất vừa làm tốt chức năng lưu niệm, tri ân danh nhân, đồng thời toát lên sự thanh tao, nho nhã như cốt cách của cụ Phan.
Khoảng cách: 480 m
Khoảng cách: 2,66 km
Khoảng cách: 2,72 km
Khoảng cách: 4,09 km
Khoảng cách: 190 m
Khoảng cách: 590 m
Khoảng cách: 930 m
Khoảng cách: 950 m
Khoảng cách: 1,14 km
Khoảng cách: 1,57 km
Khoảng cách: 1,65 km
Khoảng cách: 2,24 km
Khoảng cách: 2,36 km
Khoảng cách: 2,71 km
Khoảng cách: 2,71 km
Khoảng cách: 4,52 km
Khoảng cách: 4,58 km
Khoảng cách: 7,30 km
Khoảng cách: 7,48 km
Khoảng cách: 7,70 km
Khoảng cách: 7,73 km
Khoảng cách: 7,79 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 60 m
Khoảng cách: 180 m
Khoảng cách: 180 m
Khoảng cách: 400 m
Khoảng cách: 560 m
Khoảng cách: 840 m
Khoảng cách: 850 m
Khoảng cách: 930 m
Khoảng cách: 950 m
Khoảng cách: 1,02 km
Khoảng cách: 1,13 km
Khoảng cách: 1,15 km
Khoảng cách: 1,38 km
Khoảng cách: 1,62 km
Khoảng cách: 1,76 km
Khoảng cách: 1,82 km
Khoảng cách: 2,22 km
Khoảng cách: 1,06 km
Khoảng cách: 1,31 km
Khoảng cách: 2,72 km
Khoảng cách: 2,73 km
Khoảng cách: 2,73 km
Khoảng cách: 2,79 km
Khoảng cách: 2,82 km
Khoảng cách: 7,04 km
Khoảng cách: 7,64 km
Khoảng cách: 10,96 km