Đền Cư Thiện
Đền Cư Thiện

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: dencuthien@mynghean.com

Địa chỉ: Thị trấn Nam Đàn, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Đền Cư Thiện ( khối Phan Bội Châu - Thị trấn Nam Đàn - huyện Nam Đàn ), nơi đây thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh với nhiều truyền kỳ huyền thoại. Xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15, Tương truyền bà là công chúa Quỳnh Hoa, con gái thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, vì đánh vỡ chén ngọc mà bị vua cha giáng xuống trần gian, đầu thai làm người trần mắt thịt, con gái một gia đình họ Lê ở Nam Định. Họ đặt tên nàng là Giáng Tiên do dung mạo nàng xinh đẹp. Đến năm 18 tuổi nàng xây dựng gia đình rồi năm 21 tuổi nàng mất dù không bị bệnh tật gì. Dẫu cho cuộc đời ngắn ngủi nhưng nàng đã sớm tha thiết với cuộc sống trần thế, bởi vậy vua cha Ngọc Hoàng cho nàng thêm hai lần đầu thai làm người. Những lần giáng trần này, nàng lấy hiệu là Liễu Hạnh, ngao du sơn thủy, thưởng lãm cảnh đẹp hùng vĩ của đất nước và gặp gỡ, giao lưu với biết bao người, nhất là những tao nhân mặc khách (trong đó có Phùng Khắc Khoan để rồi cuộc gặp ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đền Cư Thiện ( khối Phan Bội Châu - Thị trấn Nam Đàn - huyện Nam Đàn ), nơi đây thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh với nhiều truyền kỳ huyền thoại.
Xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15, Tương truyền bà là công chúa Quỳnh Hoa, con gái thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, vì đánh vỡ chén ngọc mà bị vua cha giáng xuống trần gian, đầu thai làm người trần mắt thịt, con gái một gia đình họ Lê ở Nam Định. Họ đặt tên nàng là Giáng Tiên do dung mạo nàng xinh đẹp. Đến năm 18 tuổi nàng xây dựng gia đình rồi năm 21 tuổi nàng mất dù không bị bệnh tật gì.
Dẫu cho cuộc đời ngắn ngủi nhưng nàng đã sớm tha thiết với cuộc sống trần thế, bởi vậy vua cha Ngọc Hoàng cho nàng thêm hai lần đầu thai làm người. Những lần giáng trần này, nàng lấy hiệu là Liễu Hạnh, ngao du sơn thủy, thưởng lãm cảnh đẹp hùng vĩ của đất nước và gặp gỡ, giao lưu với biết bao người, nhất là những tao nhân mặc khách (trong đó có Phùng Khắc Khoan để rồi cuộc gặp gỡ này lưu lại vết tích là phủ Tây Hồ).

Chính trong hai lần tái sinh này, dân gian lưu truyền nhiều sự tích  bà chúa Liễu Hạnh. Từ việc nàng ủng hộ tiền bạc để đắp đê ngăn lũ, đến xây dựng cầu cống, mở đường mở sá, cùng biết bao công trình giúp cuộc sống của nhân dân thêm phần thuận tiện khác. Thậm chí, nàng còn ra tay làm phép để phù hộ nhân dân đánh đuổi giặc Tàu.  Dân gian truyền lại rằng, lần giáng trần thứ ba của bà là vào lúc Trịnh Nguyễn phân tranh, nhân dân lầm than cơ cực. Nàng đi khắp nơi để cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác. Bởi thế, nhân dân lập đền thờ ở nơi nàng giáng trần.
Cũng có tích kể rằng Liễu Hạnh từng mở quán bán hàng cho khách bộ hành ở chân Đèo Ngang. Tiếng đồn về một cô gái xinh đẹp bán hàng nơi heo hút ấy khiến cho bao kẻ tò mò, trong đó có vị hoàng tử đương thời. Vị này tìm đến quán hàng bán nước với ý đồ xấu xa nên đã bị nàng Liễu Hạnh làm cho dở điên dở dại. Nhà vua nhờ đạo sĩ bắt nàng về hỏi tội nhưng trước khẩu khí của nàng, nhà vua đuối lý nên phải tha mạng.
Sự tích tiên nữ Quỳnh Hoa đánh rơi chén ngọc bị giáng trần và hai lần tái thế biến đổi theo trí tưởng tượng của dân gian, theo dòng lịch sử. Huyền thoại từ nàng Giáng Tiên đến Liễu Hạnh công chúa và sau này là Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên như nhân dân suy tôn đã được lưu truyền ở nhiều vùng, với nhiều tình tiết kỳ ảo. Từ Phủ Giầy, Nam Định đến Bắc Lệ - Lạng Sơn, Tây Hồ Hà Nội, Phố Cát, Sòng Sơn, Thanh Hóa, Ngọc Trọng – Cố đô Huế và nhiều nơi khác, đâu đâu cũng có di tích đền, phủ nổi tiếng thờ  bà và nhiều lễ hội được tổ chức để suy tôn bà hàng năm.
Trong đạo Mẫu, bà được suy tôn là Thánh Mẫu tối cao, được coi là hóa thân của Đệ Nhất Thánh Mẫu Thượng Thiên, được thờ ở chính giữa trong Tam tòa Thánh Mẫu. Trong tín ngưỡng dân gian nói chung, bà được suy tôn là một trong Tứ bất tử, sinh ra trong thời xã hội rối ren như là một chốn nương tựa của người dân cơ cực, ít nhất là về mặt tâm lý và tâm linh. Bà chính là hiện thân của sức mạnh nữ quyền, đi ngược lại với giáo lý Nho Khổng với đạo Tam tòng Tứ đức. Cuộc đời trần thế của bà chính là sự thể hiện ý nghĩa nhất tình yêu cuộc sống với đầy đủ sướng vui đau khổ, sự tự do trong hành động với tư duy phóng khoáng, độc lập. Điều đó giải thích cho sức sống bền bỉ và trường tồn của hình tượng Mẫu Liễu Hạnh trong tâm thức người dân Việt Nam.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí