Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Số điện thoại: 0362854662
Thời gian tham quan tại một điểm: 30 phút
Mở cửa: 8:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH
Email: molasonphutunguyenthiep@mynghean.vn
Địa chỉ: Xã Nam Kim , Huyện Nam Đàn, Nam Đàn
Nguyễn Thiếp (1723- 1804)
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp sinh 1723, mất 1804, quê làng Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay là xã Kim Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông đỗ Hương giải (1743) ra làm quan huấn đạo, tri phủ ít lâu thì cáo về, ở ẩn trên núi Thiên Nhẫn, đọc sách, nghiên cứu lý học.
Ông nổi tiếng là người đạo hạnh thanh cao, có trình độ uyên bác. Cả nước hâm mộ tôn ông là bậc thầy. Ông cũng là con người cao sĩ, sống ẩn dật.
Ngoài danh hiệu La Sơn phu tử, người ta còn gọi ông là Lạp Phong cư sĩ, hoặc gọi là ông Lục Niên (vì ông ẩn dật ở thành Lục Niên).
Chúa Trịnh nhiều lần mời ông ra làm quan, nhưng ông từ chối. Chỉ đến khi vua Quang Trung kiên nhẫn cầu hiền đến ba bốn lần, ông mới nhận lời giúp. Sử sách ghi rõ những đóng góp của ông: Thống nhất với Quang Trung thời cơ đánh quân Thanh. Chiến lược "thần tốc" là do ông nêu ra. Ông cũng khẳng định trước là Quang Trung sẽ thắng. Nhận chức viện trưởng Viện Sùng chính, chỉ đạo việc dịch các sách chữ Hán, chữ Nôm. Đề xuất với Quang Trung việc chính học, nhấn mạnh việc giảng dạy đạo đức. Ông còn được vua Quang Trung giao cho việc tìm đất ở Nghệ An để xây dựng Phượng Hoàng trung đô, nhưng việc này đã không xúc tiến được.
Năm Tân Hợi (1791) tiếp chiếu triệu của vua Quang Trung, ông vào Phú Xuân, dâng tấu lên nhà vua bàn ba việc mà ông cho là thiết yếu nhất: một là bàn về quân đức; hai là bàn về nhân tâm; ba là luận về học pháp. Nhà vua uỷ cho ông tổ chức việc dịch ra quốc âm và chú thích sách tiểu học, tứ thư, kinh thư, thư dịch.
Năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung đột ngột băng hà, sự nghiệp của Nguyễn Thiếp đành dở dang. Năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Thiếp đến Phú Xuân nhằm giúp Quang Toản, thì bị Nguyễn Ánh giữ lại. Nguyễn Ánh dụ ông ra giúp việc nhưng bị ông từ chối, ngầm cảm phục và tiếp đãi tử tế và xuống chỉ cho ông về. Nguyễn Thiếp trả hết bổng lộc, sống cảnh nghèo túng trên trại Bùi Phong dạy học trò và đọc sách.
Ông mất năm 1804, thọ 81 tuổi.
Được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia (Quyết định của Bộ Văn hoá Thông tin số 921-QĐ/BT ngày 20 tháng 7 năm 1994).
http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/DEN-THO-LA-SON-PHU-TU-NGUYEN-THIEP-a167.html
Khoảng cách: 15,89 km
Khoảng cách: 15,92 km
Khoảng cách: 16,15 km
Khoảng cách: 17,41 km
Khoảng cách: 18,32 km
Khoảng cách: 18,54 km
Khoảng cách: 18,77 km
Khoảng cách: 11,72 km
Khoảng cách: 12,85 km
Khoảng cách: 12,97 km
Khoảng cách: 13,01 km
Khoảng cách: 13,21 km
Khoảng cách: 13,24 km
Khoảng cách: 13,29 km
Khoảng cách: 13,82 km
Khoảng cách: 15,59 km
Khoảng cách: 15,59 km
Khoảng cách: 16,29 km
Khoảng cách: 16,46 km
Khoảng cách: 16,86 km
Khoảng cách: 16,87 km
Khoảng cách: 17,22 km
Khoảng cách: 17,63 km
Khoảng cách: 17,75 km
Khoảng cách: 18,28 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 240 m
Khoảng cách: 1,39 km
Khoảng cách: 2,20 km
Khoảng cách: 2,87 km
Khoảng cách: 3,16 km
Khoảng cách: 3,33 km
Khoảng cách: 3,76 km
Khoảng cách: 4,21 km
Khoảng cách: 4,39 km
Khoảng cách: 4,46 km
Khoảng cách: 4,60 km
Khoảng cách: 4,81 km
Khoảng cách: 4,82 km
Khoảng cách: 4,85 km
Khoảng cách: 4,88 km
Khoảng cách: 5,02 km
Khoảng cách: 5,03 km
Khoảng cách: 12,17 km
Khoảng cách: 13,66 km
Khoảng cách: 15,30 km
Khoảng cách: 15,31 km
Khoảng cách: 15,55 km
Khoảng cách: 15,57 km
Khoảng cách: 15,58 km
Khoảng cách: 16,43 km
Khoảng cách: 16,73 km
Khoảng cách: 17,15 km
Khoảng cách: 17,18 km
Khoảng cách: 17,43 km
Khoảng cách: 19,27 km