Chùa Cung
Chùa Cung
Chùa Cung

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: chuacung@mynghean.vn

Địa chỉ: Xã Nam Phúc, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Chùa Cung ngụ tại xã Nam Phúc - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An. Chùa là nơi hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi thờ cúng tâm linh có vai trò rất quan trọng trong văn hóa người Việt. Ngoài thờ Phật chùa Việt Nam còn thờ thần, thờ tam giáo, thờ Trúc Lâm tam tổ. Các bậc tiền nhân ta từ lâu đã thấu suốt sự bao dung mà Đức Phật đã dâng hiến cho chúng sinh: Đó là sự Từ - Bi - Hỷ - Xả. Tinh thần này luôn được thể hiện ở các ngôi chùa Việt Nam. Cả Đất nước, hầu như nơi nào cũng có một vài ngôi chùa thờ Phật. Một là cội nguồn để thâu tóm cái muôn, và cái muôn thể hiện cái một. Hình tượng Phật được tạo tác, chùa chiền được xây dựng để thể hiện sự Từ Bi Hỷ Xả. Với quan niệm đó, các bậc tiền nhân đã xây dựng một hệ thống chùa chiền rất trang nghiêm bề thế và uy nghi. Cốt lõi của kiến trúc hay vị trí biểu đạt được sự ngưỡng mộ của chúng sinh và bao dung rộng mở của đạo Phật. Phật ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Chùa Cung ngụ tại xã Nam Phúc - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.

Chùa là nơi hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi thờ cúng tâm linh có vai trò rất quan trọng trong văn hóa người Việt. Ngoài thờ Phật chùa Việt Nam còn thờ thần, thờ tam giáo, thờ Trúc Lâm tam tổ.

Các bậc tiền nhân ta từ lâu đã thấu suốt sự bao dung mà Đức Phật đã dâng hiến cho chúng sinh: Đó là sự Từ - Bi - Hỷ - Xả. Tinh thần này luôn được thể hiện ở các ngôi chùa Việt Nam. Cả Đất nước, hầu như nơi nào cũng có một vài ngôi chùa thờ Phật. Một là cội nguồn để thâu tóm cái muôn, và cái muôn thể hiện cái một. Hình tượng Phật được tạo tác, chùa chiền được xây dựng để thể hiện sự Từ Bi Hỷ Xả. Với quan niệm đó, các bậc tiền nhân đã xây dựng một hệ thống chùa chiền rất trang nghiêm bề thế và uy nghi. Cốt lõi của kiến trúc hay vị trí biểu đạt được sự ngưỡng mộ của chúng sinh và bao dung rộng mở của đạo Phật.

Phật pháp đã đi sâu vào cõi lòng người Việt. Từng hoạ tiết trang trí ở các đình, chùa đa phần đều thể hiện tấm lòng cởi mở, vị tha và sự từ bi hỷ xả của Đức Phật: Các mảng mái, tường, cửa, cột, khoảng cách trong ngoài hợp lý, trông rất cách điệu, nhưng vẫn uy nghiêm. Đường nét họa tiết của tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng hoàng) thể hiện vẻ nghiêm trang mà mềm mại, uy vũ mà bao dung. Cột thẳng thể hiện tính giác ngộ, đường nét uốn lượn của riềm châu viền mái mang đậm tính lan toả, thấm nhuần mà không xa hoa, bắt buộc. Độ nghiêng của mái hài hoà hợp lý không dốc như mái chùa Thái Lan hay Lào. Cấu trúc đền, chùa Việt Nam cũng đơn giản, khiêm nhường chứ không to lớn xa hoa như chùa Trung Quốc hay cầu kỳ nhiều tầng, đài, bệ như chùa Nhật Bản, Hàn Quốc.

Các bậc tiền nhân xưa xây chùa luôn có tứ linh đắp vẽ, trấn giữ các mảng tường, trụ cột từ hông chùa cột hiên, hậu điện. Các đỉnh cột đắp Phượng vũ (Phượng múa) từ mỏ đến đuôi, hình dáng rất uyển chuyển. Ngói mũi được lợp xếp rất công phu, phần góc nhọn được gọi là "các" (đầu đao) được phô diễn rất khéo, không sắc nhọn. Mảng mái, nơi be bờ thường được đắp đậy rất cẩn thận, khoá chặt hai đầu của đòn nóc là hai đế hoặc đôi Lân rất oai dũng. Trên đỉnh nóc mái là đôi Rồng chầu mặt trời đang tỏa ánh hào quang.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí