" Bánh gai là một sản phẩm có từ lâu đời của làng quê Xuân Lâm - Nam Đàn - Nghệ An. Chiếc bánh có dạng hình vuông, vỏ bánh gai màu đen, hương vị thơm, ngậy, ngọt ngào. Ngày xưa bánh gai chỉ được làm ở các dịp lễ tết, dùng thắp hương gia tiên còn bây giờ bánh gai được sử dụng phổ biến trong các lễ ăn hỏi, lễ cưới cho nhân dân trên địa bàn và các vùng phụ cận. Ngoài ra nó còn là món quà tặng ý nghĩa cho du khách gần xa.
" Bánh gai là một sản phẩm có từ lâu đời của làng quê Xuân Lâm - Nam Đàn - Nghệ An. Chiếc bánh có dạng hình vuông, vỏ bánh gai màu đen, hương vị thơm, ngậy, ngọt ngào. Ngày xưa bánh gai chỉ được làm ở các dịp lễ tết, dùng thắp hương gia tiên còn bây giờ bánh gai được làm quanh năm dùng vào tất cả các dịp lễ hội phổ biến như trong các lễ ăn hỏi, lễ cưới cho nhân dân trên địa bàn và các vùng phụ cận. Ngoài ra nó còn là món quà tặng ý nghĩa cho du khách gần xa.
Nguyên liệu bánh gai gồm: bột nếp, lá gai, đậu xanh, mật mía, dừa khô, dầu dừa... Tất cả các nguyên liệu trên đều được người làm bánh lựa chọn tỉ mỉ, công phu và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Sự kết hợp giữa các nguyên liệu tạo nên sản phẩm bánh gai mềm, dẻo tượng trưng cho sự bền chặt, thủy chung son sắt của đôi lứa yêu nhau. Ruột bánh màu vàng của đậu xanh, vị thơm của dừa toát lên sự sung túc, đủ đầy. Bánh gai là món quà quê khá phổ biến xuất hiện khắp mọi miền quê Việt Nam, tuy nhiên mỗi miền lại có cách làm bánh gai khác nhau. Nhưng tựu chung quy trình làm bánh đều tiến hóa từ thủ công truyền thống như xay bột bằng cối xay tay, đảo lá gai, đường và bột nếp bằng cối giã gạo sang sử dụng các công cụ nghiền, máy đảo. Tóm lại sự thay đổi đó chủ yếu tập trung vào các thao tác còn cấu thành nguyên liệu và quy trình thì gần như vẫn giữ nguyên.
Sự kết hợp giữa vỏ bánh và nhân bánh: Vỏ bánh màu đen mịn và óng, nhân bánh màu vàng tươi của đậu xanh, thơm, ngậy và dẻo. Khi thưởng thức bánh gai người ăn cảm nhận hết được hượng vị của đất trời, sự tận tâm, công phu và hết sức tỉ mỉ của người thu thập lá gai làm vỏ bánh, nhân bánh, gói bánh rồi hấp và buộc bánh lại cho thật đẹp. Vỏ bánh gai Dũng Hoa có màu đen nhánh nhưng khi ăn lại rất mềm, phần nhân bánh có hương thơm mùi dừa, có vị bùi của đậu xanh, vị ngọt kèm thêm chút hương thơm của dầu chuối làm nên sự khác biệt của chiếc bánh gai Dũng Hoa ở quê mình gói; Điều này tạo nên sự khác biệt lớn với loại bánh gai sản xuất công nghiệp tràn lan trên thị trường hiện nay. Thật không ngoa khi ai đó đã từng nói: Hương vị của đất và người Xuân Lâm nằm trọn vẹn trong chiếc bánh gai khiến ai đi xa cũng luôn nhớ về hương vị ngọt ngào thơm ngon ấy.