Đền Rú Lá
Đền Rú Lá
Đền Rú Lá

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: denrula@mynghean.vn

Địa chỉ: Xã Nam Nghĩa, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Đền Rú Lá nằm trên đồi Núi Lá, thuộc xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đền Rú Lá là một công trình kiến trúc tín ngưỡng , được xây dựng để thờ các vị thần có công với dân với nước, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương và vùng phụ cận. Đền còn gắn liền với một vài sự kiện lịch sử của địa phương cũng như của dân tộc. Căn cứ vào các sắc phong còn lưu giữ thì nhân vật được thờ chính tại đền là Cao Sơn Cao Các và Lý Vực. Ngoài ra còn phối thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh. Tương truyền, Cao Sơn tên thật là Cao Hiển, tự là Văn Trường, quê ở Bảo Sơn, tỉnh Nam Hải, Quảng Tây, Trung Quốc, sinh ngày 20/08 năm Bính Ngọ. Cao Hiển là người thông minh, chính trực, học rộng hiểu sâu, văn võ song toàn, đậu tiến sĩ năm 29 tuổi dưới triều vua Hi Ninh nhà Tống, làm quan đến chức thượng thư. Ông được triều đình cử sang làm trấn thủ nước An Nam, thời gian ở An Nam, Cao Hiển luôn quan tâm tới đời ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đền Rú Lá nằm trên đồi Núi Lá, thuộc xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đền Rú Lá là một công trình kiến trúc tín ngưỡng , được xây dựng để thờ các vị thần có công với dân với nước, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương và vùng phụ cận. Đền còn gắn liền với một vài sự kiện lịch sử của địa phương cũng như của dân tộc.
Căn cứ vào các sắc phong còn lưu giữ thì nhân vật được thờ chính tại đền là Cao Sơn Cao Các và Lý Vực. Ngoài ra còn phối thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh.
Tương truyền, Cao Sơn tên thật là Cao Hiển, tự là Văn Trường, quê ở Bảo Sơn, tỉnh Nam Hải, Quảng Tây, Trung Quốc, sinh ngày 20/08 năm Bính Ngọ. Cao Hiển là người thông minh, chính trực, học rộng hiểu sâu, văn võ song toàn, đậu tiến sĩ năm 29 tuổi dưới triều vua Hi Ninh nhà Tống, làm quan đến chức thượng thư. Ông được triều đình cử sang làm trấn thủ nước An Nam, thời gian ở An Nam, Cao Hiển luôn quan tâm tới đời sống của nhân dân và ngày đêm chăm lo mối giao bang hòa hảo giữa hai nước. Một mặt ông xin vua Tống giảm bớt các khoản triều cống, mặt khác giúp nhân dân ta làm nhà ở chống thú dữ, dạy cách trồng trọt chống sâu bọ và phát triển chăn nuôi sản xuất, nhờ đó cuộc sống của nhân dân ngày được ổn định. Sau khi ông mất, vua Tống phong ông là “An Nam Quốc Vương”, giao nhân dân lập đền thờ bốn mùa phụng sự.
Cao Các, sinh ngày 06/01/983 ở Châu Ái, làng Cao Xá, huyện Thọ Xuân, phủ Thanh Đô. Ông góp công lớn giúp Đinh Bộ Lĩnh ổn định đất nước trong thời gian đầu lập quốc, đưa non sông thu về một mối trong cuộc dẹp loạn 12 sứ quân, sáng lập nên triều đại nhà Đinh. Ông được vua Đinh ban cho trấn thủ vùng đất An Ninh, sau khi ông mất, triều đình cho lập miếu thờ, muôn đời hương khói. Đến thời nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã ban sắc, phong là Mỹ Tự Đại Vương. Các triều đại phong kiến tiếp theo đều truy phong làm “Thượng đẳng thần, tối linh tôn thần”
Lý Vực, sinh vào khoảng đời vua Lê Nhân Tông, là một vị tướng của thái úy Nguyễn Sư Hồi – con trai cả của Cương quốc công Nguyễn Xí.
Hiện nay, Đền có hai kỳ lễ: kỳ lễ mùng 03/03(âm lịch) và lễ Đông tế 16/10(âm lịch).
 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí