Đền Độc Lôi
Đền Độc Lôi

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: dendocloi@mynghean.vn

Địa chỉ: Xã Nam Giang, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Đền Thánh Độc Lôi Sơn là 1 trong 2 nhánh của đền Mượu. đền Mượu được dựng lên từ rất lâu. Tương truyền rằng đền được lập để thờ một vị Thánh có công đánh giặc cách đây hàng nghìn năm.  Truyền thuyết kể rằng, ngày ấy giặc chiếm đánh nước ta, vị thần này đã đứng lên lãnh đạo dân chúng đánh giặc, khi đánh đuổi được giặc ngoại xâm thì vị Thánh này cũng bị thương nặng do giáo giặc đâm vào bụng. Ngài đã phi ngựa về đến địa bàn cầu Mượu thì kiệt sức, xuống ngựa, ngồi tựa vào bụi tre rồi chết. Một tổ mối trong chốc lát đã bao phủ lấy ngài tạo thành một nấm mộ kết.  Một hôm có 1 người vì quá nghèo khổ chỉ có cái cần câu đi câu cá ở con sông gần đó kiếm tiền nuôi vợ con. đến mấy ngày liền đều ko câu được con nào xách giỏ ko về. định bụng là hôm cuối cùng nhưng ngồi cả buổi mà ko được con cá nào, thấy tổ mối cao lút người cạnh bụi tre trông giống nấm mộ kết người này liền vái lạy và thưa ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đền Thánh Độc Lôi Sơn là 1 trong 2 nhánh của đền Mượu. đền Mượu được dựng lên từ rất lâu. Tương truyền rằng đền được lập để thờ một vị Thánh có công đánh giặc cách đây hàng nghìn năm. 
Truyền thuyết kể rằng, ngày ấy giặc chiếm đánh nước ta, vị thần này đã đứng lên lãnh đạo dân chúng đánh giặc, khi đánh đuổi được giặc ngoại xâm thì vị Thánh này cũng bị thương nặng do giáo giặc đâm vào bụng. Ngài đã phi ngựa về đến địa bàn cầu Mượu thì kiệt sức, xuống ngựa, ngồi tựa vào bụi tre rồi chết. Một tổ mối trong chốc lát đã bao phủ lấy ngài tạo thành một nấm mộ kết. 
Một hôm có 1 người vì quá nghèo khổ chỉ có cái cần câu đi câu cá ở con sông gần đó kiếm tiền nuôi vợ con. đến mấy ngày liền đều ko câu được con nào xách giỏ ko về. định bụng là hôm cuối cùng nhưng ngồi cả buổi mà ko được con cá nào, thấy tổ mối cao lút người cạnh bụi tre trông giống nấm mộ kết người này liền vái lạy và thưa "nếu là thần thánh đã mất và được kết mộ tại đây cho con xin 1 cây tre làm cần câu cá nuôi vợ con. nếu ngài thương tình con xin cảm ơn và lập đền thờ cho ngài". người này xin 1 cần câu và từ đó ko hiểu sao ngày nào cũng chưa hết buổi đã đầy giỏ. nuôi sống được vợ con và người này ko quên ơn liền hỏi thăm tin tức xung quanh và lập 1 đền thờ cho vị thánh đánh giặc giữ nước đó. và đền thờ có tên là đền Mượu. Nền cũ của đền ở trên đỉnh núi Mượu được coi là đầu rồng (cả dãy núi Đại Huệ trải dài được xem như 1 con rồng đang uốn lượn và miệng nó đang phun ra dòng nước là dòng sông chảy qua đó). đỉnh núi này vốn là rừng nguyên sinh nên quanh năm quanh đền Mượu đều có khỉ chầu hổ phục, dân tình ko mấy ai dám đến vào buổi tối hay một mình. do bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng lại không được trùng tu nên vào năm 85 đền bị dỡ xuống và được dân 2 làng là Nam Giang và Nam Cát tách ra rồi trùng tu thành 2 ngôi đền nhỏ. đền dựng ở Nam Giang được gọi là đền Thánh Độc Lôi Sơn.
thực chất đền Thánh Độc Lôi ngày nay được dựng dựa trên mô phỏng đền Mượu còn những cổ vật quý giá từ đền Mượu chuyển về phần đã bị lấy cắp phần bị người phá hủy. tất cả tượng và đồ linh trong đền đều được làm mới.
hàng năm vào dịp rằm tháng 3, dân chúng toàn xã lại làm mâm cúng tế đội đầu vào đền. thường thường mỗi gia đinh 1 mâm xôi gà hoặc xôi thịt. dân chúng còn tổ chức lễ hội với các trò chơi dân gian như kéo co, xích đu lớn, hát, viết câu đối... Tổ chức trong 2 ngày 14 và 15 tháng 3 âm lịch. vào đêm 14 các cụ lớn tuổi và có hiểu biết trong xã tổ chức lễ tế Thánh Độc Lôi với các bài chầu và dâng rất công phu, là đêm linh đình và trang trọng nhất của ngày hội. Đây được coi là ngày giỗ Thánh Độc Lôi- thành hoàng làng xã cũng là ngày hội lớn nhất của xã (như lễ hội Lim của làng Lim, Bắc Ninh)Tuy nhiên mấy năm gần đây phong tục này ngày càng mai một dần giống như sự mai một văn hóa làng xã khắp nơi trên cả nước. Và chúng ta cũng rất hiếm gặp những gia đình đội mâm vào đền. thường người dân chỉ sắm sửa hoa quả, hương vàng mã. 4 năm nay lễ hội cũng ko còn được tổ chức nữa. Tuy nhiên, ngày rằm và mùng 1 âm lịch hàng tháng đặc biệt là đêm giao thừa dân làng trong xã và các vùng phụ cận lại đổ về thắp hương cầu nguyện sự an lành hạnh phúc và thành công.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí